THE SIGHT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THE SIGHT

CHIA SẺ TẦM NHÌN
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Ngũ xú Trung Hoa

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 179
Join date : 29/02/2012

Ngũ xú Trung Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngũ xú Trung Hoa   Ngũ xú Trung Hoa I_icon_minitimeFri Mar 09, 2012 10:51 am

Ngũ xú Trung Hoa là 5 người phụ nữ cực kỳ xấu xí của Trung Hoa nhưng có tài năng xuất chúng và phẩm hạnh cao thượng, giúp chồng làm nên sự nghiệp lớn lao trong lịch sử Trung Quốc được sử sách ghi lại.
  1. Chung Vô Diệm vợ của vua Tề Tuyên Vương
  2. Hoàng Nguyệt Anh vợ của Khổng Minh Gia Cát Lượng
  3. Mô Mẫu
  4. Mạnh Quang
  5. Vợ Hứa Doãn



Giai thoại về Chung Vô Diệm

Chung Vô Diệm đời Tề Tuyên Vương, người vô cùng xấu xí, da xanh ngắt, tóc rối, hầu lộ trông như quỷ sứ nhưng rất có tài trị quốc. Khi còn nhỏ chỉ thích săn bắn, tập võ, múa gươm. Vua Tề Tuyên Vương khi đó không chú tâm vào chính sự chỉ vui chơi hưởng lạc. Một hôm vua Tề Tuyên Vương mở tiệc chiêu đãi quần thần thì Chung Vô Diệm xin vào yết kiến. Chung Vô Diệm nói với vua Tề, nàng có thuật có thể đoán trước sự việc. Vua Tề hỏi, có thuật gì hãy nói cho trẫm nghe. Chung Vô Diệm liền dương mắt, vỗ gối, khua tay, lắc đầu. Vua Tề không hiểu gì cả bắt Chung Vô Diệm giải thích. Chung Vô Diệm nói, thiếp giương mắt để thay bệ hạ nhìn thấy khắp thiên hạ lửa cháy, thiếp vỗ gối để thay bệ hạ phạt cái tật tin dùng bọn gian thần, thiếp xua tay để thay bệ hạ đuổi bọn xu nịnh. Vua Tề nói quả nhân có điều đó bao giờ và tức giận định lôi ra chém. Chung Vô Diệm không tỏ ra sợ hãi nói với nhà vua, thiếp chết cũng không có gì đáng ngại, chỉ xin được nói rõ trước khi chết. Vua Tề bảo, cho phép nhà ngươi nói, nếu nói sai lập tức bị chém đầu. Chung Vô Diệm lấy lời lẽ phân tích rõ chính sự trong nước, các mối nguy cấp của nước Tề. Vua Tề nghe ra liền giải tán tiệc tùng và triệu nàng về cung lập làm chánh hậu. Cũng từ đó vua Tề rất chú tâm vào việc nước, tin dùng người có tài, xua đuổi bọn xu nịnh. Được sự giúp đỡ của Chung Vô Diệm mà nước Tề sau đó đã trở nên hùng mạnh, trong thời Tề Tuyên vương tại vị, không có nước nào đến xâm phạm. Người sau viết rất nhiều truyện về nàng Chung Vô Diệm để ca ngợi tài năng, đức độ và sự dũng cảm của nàng. Tuy nhiên phần cuối truyện có thay đổi, thêm vào nội dung sau khi Chung Vô Diệm giúp vua trị vì thiên hạ thành công, cuối cùng đã hóa thành người đàn bà đẹp như tiên và coi Chung Vô Diệm là tiên nữ bị đày xuống trần giúp vua.


Giai thoại về Hoàng Nguyệt Anh

Hoàng Nguyệt Anh là vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng thời Tam quốc . Theo mô tả trong lịch sử thì bà có mái tóc vàng và làn da nâu, còn về dung mạo như thế nào thì không được mô tả lại.

Có sách tả bà dáng người cao,thon thả nhưng mặt đen đúa đầy mụn nhọt trông rất khó coi, sách khác lại tả bà hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ. Tuy thế, bà lại là một người phụ nữ rất dịu dàng và chu đáo. Khổng Minh đại truyện có ghi rõ, thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn,mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhân chu toàn tất cả, vợ chồng kính nhau như khách,chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì.Nếu không nhờ có bà làm hậu phương vững chắc phía sau, Khổng Minh tiên sinh chưa chắc đã có thể toàn tâm phò trợ cho Lưu Bị . Thế mới biết câu “tề gia trị quốc bình thiên hạ” là một thứ tự có cơ sở... Người đàn ông phải làm cho yên ổn chuyện gia thất mới có thể ra ngoài trị nước cứu đời .. Và Hoàng Nguyệt Anh đã làm thay cho Gia Cát Lượng nhiệm vụ “tề gia” để ông chuyên tâm giúp đỡ Lưu Bị ... Ta có thể thấy, vị trí và vai trò không nhỏ của Hoàng Nguyệt Anh đối với bản thân cũng như sự nghiệp của Gia cát Lượng.

Ý kiến thứ hai thì lại cho rằng Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có nhan sắc mĩ miều, xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại cố ý đeo mặt nạ xấu xí để tìm được "người anh hùng thật sự" của mình. Khổng Minh nghe tiếng Hoàng Nguyệt Anh tài giỏi phi thường, đã bất chấp mọi tin đồn không hay về nhan sắc của bà và đến cầu hôn. Hoàng Nguyệt Anh đã thử thách trí tuệ, tài năng(qua trận pháp vườn đào) lẫn đức độ của Gia Cát Lượng trước khi chấp nhận cuộc hôn nhân này ... Để rồi sau đó, bà âm thầm lui về sau làm hậu phương ủng hộ và giúp đỡ cho chồng. Có người cho rằng sau đó bà vẫn mang mặt nạ (mạng che mặt) khi ra ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng bà không phải là người trọng hư danh, không vì chút sĩ diện,danh dự mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, gây nên nhiều xáo trộn không cần thiết. Một người phụ nữ có địa vị,có nhan sắc và có tài năng như bà lại chấp nhận rút lui, làm cái bóng phía sau chồng , phẩm chất này chỉ có ở những người phụ nữ dịu dàng,nhân hậu ... Hoàng Nguyệt Anh quả thật là người vợ vĩ đại mà Khổng Minh tiên sinh đã may mắn tìm thấy được.

Những truyền thuyết,dã sử chung quanh người phụ nữ tài năng này rất nhiều, và hiện tại cũng đang trong tình trạng "chín người mười ý".Thế nhưng tóm tắt sơ lượt lại thì có 2 luồng ý kiến cơ bản nhất. Mọi người đếu đồng ý rằng, Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có tài hoa xuất chúng, thông thiên văn,tường địa lý, bát quái ngũ hành,kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp (thứ chỉ dành cho đấng mày râu) bà cũng rất am hiểu . Gia Cát tiên sinh tinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà.Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh "mộc ngưu lưu mã", "nỏ liên châu","Khổng Minh đăng" và bánh bao của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng ,Long Trung sách của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói chung,Hoàng Nguyệt Anh là một hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của Gia Cát Lượng, góp phần không nhỏ vào các thành công của ông sau này.

Theo Hàn Lộ công ti , đồng sản xuất bộ phim điện ảnh "Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh" giới thiệu, Gia Cát Lượng phe phẩy quạt lông, phong lưu lỗi lạc, diệu kế liên tiếp xuất ra có thể nói là không ai không biết, nhưng nguồn gốc chiếc quạt lông đó từ đâu mà ra thì chưa chắc mọi người đều biết.

Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái xấu xí tóc vàng da đen đã tặng chàng một cái quạt lông và hỏi: "Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?" Gia Cát Lượng nói: "Là lễ nhẹ mà nghĩa tình thì nặng phải chăng?" A sửu cô nương nói: "Còn ý nghĩa thứ hai?" Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. A sửu nói tiếp: "Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện ngài nói tới Tào Tháo Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt lúc đó" Chính là A sửu cô nương thông minh hiểu chuyện, biết đại trượng phu khi làm việc tập trung khí lực, không thể để tình cảm xao động, càng không thể để người ta phát hiện, nếu không đại sự tất không thành .Đó cũng chính là lí do sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh về rồi quạt lông vẫn không rời tay...


Giai thoại về Mô Mẫu

Người xấu nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc là Mô Mẫu, vô cùng xấu xí, được ví như quỷ Dạ Xoa. Nhưng bà lại có trí tuệ, đối xử với mọi người rất hiền đức. Do đó, Hoàng Đế đã lấy bà làm vợ.

Trong “Tứ tử giảng đức luận”, Hán Vương Tử Uyên có nói: “Mô mẫu người lùn, dù hiền lành nhưng vẫn không giấu nổi (bộ mặt) xấu. Tuy vậy đức hạnh của Mô Mẫu được phụ nữ đương thời ca ngợi”. Trong “Cửu chương, tích vãng nhật”, Khuất Nguyên đã đánh giá Mô Mẫu rất cao. Trí tuệ của Mô Mẫu cũng không tầm thường vì thế Hoàng Đế đã cưới bà làm vợ. Truyền thuyết nói, Hoàng đế đánh bại Viêm Đế, giết Xi Vưu, đều có công của Mô Mẫu giúp đỡ bên trong.


Giai thoại về Mạnh Quang

“Cử án tề mi” là câu chuyện kể về vợ Lương Hồng thời Đông Hán là Mạnh Quang. Sau khi lấy Lương Hồng, Mạnh Quang rất tôn trọng chồng. Bà là người rất xấu xí, vừa béo vừa đen, khỏe đến mức có thể bê được cối đá. Lương Hồng là người rất có danh tiếng. Trước khi lấy vợ, rất nhiều nhà danh giá muốn gả con gái cho ông nhưng ông đều không đồng ý.

Sau ngày cưới, Mạnh Quang bỏ khăn che mặt, mặc quần áo hàng ngày để làm việc nhà. Sau đó, nàng cùng chồng lên núi ở, chồng cày cấy, vợ dệt vải, ngày ngày ngâm thơ đàn hát, sống cuộc sống thanh bần mà hạnh phúc.


Giai thoại về vợ Hứa Doãn

Hứa Doãn lấy con gái của Nguyễn Đức Uy làm vợ. Dưới ánh nến trong đêm, thấy con gái họ Nguyễn xấu xí, chàng vội chạy ra khỏi phòng, từ đó không dám vào nữa. Sau đó Hằng Phạm là bạn của Hữa Doãn đến thăm, nói với ông rằng “Nhà họ Nguyễn gả con gái họ cho anh là có lý do, anh thử hỏi xem”. Hứa Doãn nghe lời Hằng Phạm, cuối cùng đã chịu vào phòng. Nhưng vừa nhìn thấy dung mạo xấu xí của vợ, Hữa Doãn lại chạy ra ngoài, Nguyễn Thị giữ chồng lại. Hứa Doãn vừa giật tay áo vừa hỏi “Trong tứ đức thì nàng có mấy đức?” Nguyễn Thị trả lời “Thiếp chỉ thiếu đức dung. Người quân tử có 100 đức, chàng có được bao nhiêu đức?” Doãn Hứa trả lời: “Ta có đủ 100 đức”. Nguyễn Thị nói “Trong một trăm đức, chữ đức đứng đầu. Chàng ham sắc mà khinh tài, vậy có thể coi là đủ một trăm đức không?” Hứa Doãn không nói được gì. Từ đó về sau chàng yêu mến và quý trọng vợ.

Theo Wikipedia ('http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C5%A9_x%C3%BA_Trung_Hoa')
Về Đầu Trang Go down
https://the-sight.forumvi.com
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 179
Join date : 29/02/2012

Ngũ xú Trung Hoa Empty
Bài gửiTiêu đề: Chân dung 'Ngũ xú Trung Hoa'   Ngũ xú Trung Hoa I_icon_minitimeFri Mar 09, 2012 2:47 pm

Chung Vô Diệm

Chung Vô Diệm (Hán tự: 鐘無艷; bính âm: Zhōng wú yàn, không rõ năm sinh năm mất) tên thật là Chung Li Xuân (鍾離春), người đất Vô Diệm (nay thuộc phía đông huyện Đông Bình tỉnh Sơn Đông). Thường gọi là Chung Li Vô Diệm, bà là Vương hậu của Tuyên Vương Điền Tịch Cương (田辟彊) nước Tề.
Chung Vô Diệm là người đàn bà nổi tiếng trong lịch sử, được mệnh danh là một trong Ngũ xú Trung Hoa. Sinh ra trán cao, mắt sâu, bụng dài, chân thô, mũi hếch, xương cổ lòi ra, cổ to, tóc thưa, bụng phệ, lưng gù, da đen đúa... (無艷, Vô Diệm trong tên bà có nghĩa là không đẹp) Do dung mạo xấu xí, đến 40 tuổi vẫn chưa chọn được người chồng vừa ý. Bà ta tuy xấu nhưng thông minh tài trí hơn người, là nữ chính trị gia tài giỏi.

Giai thoại về Chung Vô Diệm

Một hôm, Tuyên Vương đang uống rượu giữa bầy cung nga xinh đẹp, vui chơi ở Tiệm Đài. Chung vô Diệm xin vào yết kiến, tự xưng là người con gái không lấy được chồng của nước Tề, nghe nói Tề Vương là người hiền minh, xin vào hậu cung lo việc quét tước cho vua. Các cung nữ nghe xong bụm miệng cười, Tuyên Vương nghe tâu cũng tức cười nhưng vì lòng hiếu kỳ, ra lệnh cho vào yết kiến. Tuyên Vương hỏi: "Xú phụ! Ngươi sao không chịu ở yên nơi quê hương mà tự tiến tới vua phải chăng ngươi có tài nghệ cao kì?". Vô Diệm đáp: "Không dám nói kì tài cao nghệ, chỉ học được thuật ẩn hình, xin vì đại vương hiến chút nghề mọn để giúp vui". Nói xong liền ẩn mình, không ai thấy nữa.

Hôm sau Triệu Vương lại triệu đến làm trò. Vô Diệm không nói, chỉ trừng mắt, cắn răng, giơ tay, vỗ gối... làm 4 động tác và kêu liên tiếp 4 tiếng "hiểm". Tuyên Vương hỏi ý nghĩa ra sao? Vô Diệm nói rằng: "Nay nước Tề có sự uy hiếp của Tần ở phía Tây, Sở phía Nam, đó là nguy hiểm thứ nhất. Đại vương làm nhọc sức dân, hao tốn tiền của, lập Tiệm đài hoa lệ, đó là điều nguy hiểm thứ hai. Trong triều thì biếm người hiền, dùng kẻ nịnh, đó là điều nguy hiểm thứ ba. Đấng quân vương đam mê tửu sắc, không sửa sang chính trị trong nước, đó là điều nguy hiểm thứ tư. Thiếp trừng mắt vì đại vương xét cái biến phong hoả, cắn răng là thay đại vương trừng trị cái miệng chống can gián, giơ tay là vì đại vương đuổi kẻ bề tôi xàm nịnh, vỗ gối là xin đại vương dẹp bỏ cái đài ăn chơi."

Tề Tuyên Vương nhận lời can gián, từ đó bỏ yến nhạc, phá Tiệm đài, trừ tôi nịnh, làm cho binh mã mạnh, kho lẫm đầy... lập Chung Vô Diệm làm Vương hậu, và với sự phụ tá của bà, nước Tề trở nên cường thịnh.

Theo Wikipedia ('http://vi.wikipedia.org/wiki/Chung_V%C3%B4_Di%E1%BB%87m')





Hoàng Nguyệt Anh

Hoàng Tố (tiếng Hán: 诸要晃; bính âm: Huang Su) tự Nguyệt Anh(188-255), được mệnh danh là một trong năm người phụ nữ tài năng nhưng xấu nhất trong lịch sử Trung Hoa (Ngũ xú Trung Hoa). Bà là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn và là vợ của Khổng Minh Gia Cát Lượng. Tương truyền Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ rất có tài và giúp đỡ rất nhiều cho Khổng Minh.

Giai thoại về Hoàng Nguyệt Anh

Theo mô tả trong lịch sử thì bà có mái tóc vàng và làn da nâu, còn về dung mạo như thế nào thì không được mô tả lại.

Có sách tả bà dáng người cao,thon thả nhưng mặt đen đúa đầy mụn nhọt trông rất khó coi, sách khác lại tả bà hình dáng thô kệch, thấp bé đen gầy, khuôn mặt đầy rỗ. Tuy thế, bà lại là một người phụ nữ rất dịu dàng và chu đáo. Khổng Minh đại truyện có ghi rõ, thừa tướng Gia Cát sau khi xuất sơn,mọi việc ở nhà đều được Gia Cát phu nhân chu toàn tất cả, vợ chồng kính nhau như khách,chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn hay xung đột gì.Nếu không nhờ có bà làm hậu phương vững chắc phía sau, Khổng Minh tiên sinh chưa chắc đã có thể toàn tâm phò trợ cho Lưu Bị . Thế mới biết câu “tề gia trị quốc bình thiên hạ” là một thứ tự có cơ sở... Người đàn ông phải làm cho yên ổn chuyện gia thất mới có thể ra ngoài trị nước cứu đời .. Và Hoàng Nguyệt Anh đã làm thay cho Gia Cát Lượng nhiệm vụ “tề gia” để ông chuyên tâm giúp đỡ Lưu Bị ... Ta có thể thấy, vị trí và vai trò không nhỏ của Hoàng Nguyệt Anh đối với bản thân cũng như sự nghiệp của Gia cát Lượng.

Ý kiến thứ hai thì lại cho rằng Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có nhan sắc mĩ miều, xinh đẹp tuyệt trần nhưng lại cố ý đeo mặt nạ xấu xí để tìm được "người anh hùng thật sự" của mình. Khổng Minh nghe tiếng Hoàng Nguyệt Anh tài giỏi phi thường, đã bất chấp mọi tin đồn không hay về nhan sắc của bà và đến cầu hôn. Hoàng Nguyệt Anh đã thử thách trí tuệ, tài năng(qua trận pháp vườn đào) lẫn đức độ của Gia Cát Lượng trước khi chấp nhận cuộc hôn nhân này ... Để rồi sau đó, bà âm thầm lui về sau làm hậu phương ủng hộ và giúp đỡ cho chồng. Có người cho rằng sau đó bà vẫn mang mặt nạ (mạng che mặt) khi ra ngoài. Điều đó chứng tỏ rằng bà không phải là người trọng hư danh, không vì chút sĩ diện,danh dự mà làm ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, gây nên nhiều xáo trộn không cần thiết. Một người phụ nữ có địa vị,có nhan sắc và có tài năng như bà lại chấp nhận rút lui, làm cái bóng phía sau chồng , phẩm chất này chỉ có ở những người phụ nữ dịu dàng,nhân hậu ... Hoàng Nguyệt Anh quả thật là người vợ vĩ đại mà Khổng Minh tiên sinh đã may mắn tìm thấy được.

Những truyền thuyết,dã sử chung quanh người phụ nữ tài năng này rất nhiều, và hiện tại cũng đang trong tình trạng "chín người mười ý".Thế nhưng tóm tắt sơ lượt lại thì có 2 luồng ý kiến cơ bản nhất. Mọi người đếu đồng ý rằng, Hoàng Nguyệt Anh là một người phụ nữ có tài hoa xuất chúng, thông thiên văn,tường địa lý, bát quái ngũ hành,kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp (thứ chỉ dành cho đấng mày râu) bà cũng rất am hiểu . Gia Cát tiên sinh tinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà.Trong một vài tư liệu cũng có ghi, các phát minh "mộc ngưu lưu mã", "nỏ liên châu","Khổng Minh đăng" và bánh bao của Khổng Minh cũng đều có sự tham gia giúp đỡ của Hoàng Nguyệt Anh. Và cũng ít ai biết rằng ,Long Trung sách của Gia Cát Lượng cũng dựa trên sự gợi ý ít nhiều của bà. Nói chung,Hoàng Nguyệt Anh là một hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của Gia Cát Lượng, góp phần không nhỏ vào các thành công của ông sau này.

Theo Hàn Lộ công ti , đồng sản xuất bộ phim điện ảnh "Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh" giới thiệu, Gia Cát Lượng phe phẩy quạt lông, phong lưu lỗi lạc, diệu kế liên tiếp xuất ra có thể nói là không ai không biết, nhưng nguồn gốc chiếc quạt lông đó từ đâu mà ra thì chưa chắc mọi người đều biết.

Gia Cát Lượng trong lần đầu tới cầu hôn, cô gái xấu xí tóc vàng da đen đã tặng chàng một cái quạt lông và hỏi: "Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao tôi lại tặng ngài quạt lông không?" Gia Cát Lượng nói: "Là lễ nhẹ mà nghĩa tình thì nặng phải chăng?" A sửu cô nương nói: "Còn ý nghĩa thứ hai?" Gia Cát Lượng suy nghĩ mà không thể giải đáp. A sửu nói tiếp: "Gia Cát tiên sinh, tiên sinh vừa cùng gia phụ đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng mà, tôi phát hiện ngài nói tới Tào Tháo Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Tôi tặng ngài chiếc quạt này là để ngài che mặt lúc đó" Chính là A sửu cô nương thông minh hiểu chuyện, biết đại trượng phu khi làm việc tập trung khí lực, không thể để tình cảm xao động, càng không thể để người ta phát hiện, nếu không đại sự tất không thành .Đó cũng chính là lí do sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh về rồi quạt lông vẫn không rời tay...

Theo Wikipedia ('http://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Nguy%E1%BB%87t_Anh')





Mô Mẫu

Nhan sắc “quỷ dạ xoa”, trái tim hiền đức

Hoàng Đế là nhân vật mở đầu cho lịch sử viễn cổ Trung Hoa, là một trong ba vị vua thời thái cổ của Trung Quốc (bên cạnh Phục Hy, Thần Nông). Ông họ Công Tôn, tên Miên Viên, cũng có họ khác là Hùng thị. Trong cuộc đời mình, Hoàng Đế lấy 4 người vợ, đó là Luy Tổ, Phương Lôi Thị, Đồng Ngư Thị, Mô Mẫu, và có tổng cộng 25 người con.

Về sau, Chuyên Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn trở thành những nhân vật lỗi lạc, kế tục sự nghiệp của Hoàng Đế. Một trong các bà vợ của ông là Mô Mẫu và đây cũng được xem là người đàn bà xấu nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Mô Mẫu vô cùng xấu xí, nhan sắc của bà thậm chí còn được ví với quỷ dạ xoa. Trong “Tứ tử giảng đức luận”, Hán Vương Tử Uyên có nói: “Mô mẫu người lùn, dù hiền lành nhưng vẫn không giấu nổi (bộ mặt) xấu.

Tuy nhiên, ẩn bên trong nhan sắc xấu xí kinh hoàng ấy lại là một trí tuệ vượt bậc và một trái tim hiền đức. Đức hạnh của Mô Mẫu được phụ nữ đương thời ca ngợi. Trong “Cửu chương, tích vãng nhật”, Khuất Nguyên đã đánh giá Mô Mẫu rất cao cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Nhà thơ Khuất Nguyên khi viết về bà đã dành những lời thơ đẹp nhất, ca tụng bà là một người phụ nữ hoàn hảo. Và cũng chính vì thế mà Hoàng Đế đã cưới một người đàn bà có nhan sắc xấu xí như vậy làm vợ mình.

Truyền thuyết nói rằng, những chiến công của Hoàng Đế như đánh bại Viêm Đế, giết Xuy Vưu đều có sự góp công, góp sức của Mô Mẫu. Không phụ kỳ vọng của chồng, ngoài khả năng thực thi chính sách đức hóa, Mô Mẫu còn hiệp trợ đắc lực Hoàng Đế trải qua 52 trận chinh chiến, đánh bại Xuy Vưu, hàng phục Thần Nông, bình định thiên hạ, thống nhất 3 đại bộ lạc, kết thúc thời kỳ hỗn mang, kiến dựng quốc gia đầu tiên có chủ quyền trên thế giới. Mô Mẫu luôn tận tụy giúp đỡ Hoàng Đế từ phía sau.

Bà âm thầm, lặng lẽ làm mọi công việc để Hoàng Đế có thể yên tâm đánh bại kẻ thù. Do đó, những thắng lợi của Hoàng Đế trong các trận chinh chiến, hợp nhất các bộ lạc để yên lòng thiên hạ, đưa Trung Quốc cổ đại tiến đến thời kỳ văn minh hơn… có đóng góp không nhỏ của Mô Mẫu. Hoàng Đế được coi là vị vua đầu tiên của Trung Quốc tỏ ra tôn sùng vẻ đẹp nội tâm thay vì vẻ bề ngoài. Như vậy, cũng có thể nói Mô Mẫu góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp khai mở một thời đại văn minh trong lịch sử dân tộc Trung Hoa.

Theo vietbao.vn ('http://pda.vietbao.vn/The-gioi/Nhan-sac-ma-che-quy-hon-cua-nhung-ba-hoang-Trung-Hoa/2131421399/162/')





Mạnh Quang

Theo sử sách ghi chép, Mạnh Quang vừa đen vừa mập, vừa cao to mạnh mẽ. Nói chung, đó là một cô gái có ngoại hình rất thô, không có nét duyên dáng của phụ nữ. Suốt ngày múa đao, luyện kiếm, Mạnh Quang càng lúc càng mất đi sự mềm mại nên không có hy vọng lọt vào mắt xanh của chàng trai nào. Điều đó khiến cha mẹ nàng nhiều lúc khóc thầm.

Một lần có người mai mối Mạnh Quang với một chàng trai cực xấu. Không ngờ cô gái họ Mạnh làm mọi người sửng sốt khi thẳng thừng tuyên bố: " Không phải Lương Hồng đến cầu hôn, ta thề không xuất giá".

Đương thời, Lương Hồng là một đại danh sĩ, văn chương trác việt, phong cách tao nhã. Nổi danh là một mỹ nam tử, Lương Hồng trở thành giấc mơ của các cô gái của bậc đạt quan quý nhân, danh môn vọng tộc. Tương truyền không ít người đẹp lúc bấy giờ đã vì Lương Hồng mà mang bệnh tương tư.

Chính vì thế, câu nói của Mạnh Quang khiến ai nấy cả cười. Câu chuyện đến tai Lương Hồng. Lương Hồng nghĩ: "Cô gái có ngoại hình không đẹp ấy chắc hẳn tinh thần phải rất cương nghị. Đó chính là điều khiếm khuyết của ta. Mỹ dung mạo cố nhiên là tốt, nhưng phẩm hạnh của Mạnh Quang thì thiên hạ vô song". Vì thế, mỹ nam tử Lương Hồng quyết định cưới Mạnh Quang làm vợ.

Về sau, Lương Hồng phá sản, phải đến đất Ngô làm thợ. Dù thế, Mạnh Quang vẫn vui vẻ theo chồng, không một lời oán trách. Mỗi ngày, Lương Hồng lao động trở về, Mạnh Quang vẫn kính trọng nâng thức ăn ngang mày để mời chồng. Tương kính như tân, hai người vượt qua , sống đến tuổi "bạch đầu giai lão".

Thành ngữ "cử án tề mi" (nâng bữa ngang mày) của Trung Quốc xuất phát từ câu chuyện Mạnh Quang đối xử với Lương Hồng nhằm ca ngợi những người vợ hiếu thuận thời xưa.

Theo vietlyso.com('http://www.vietlyso.com/forums/archive/index.php/t-8303.html')





Nguyễn Nữ

Bà là con gái Nguyễn Đức Huệ. Truyền thuyết nói rằng Hứa Doãn, thời Đông Tấn vào đêm tân hôn với Nguyễn Nữ, vừa nhìn thấy mặt bà đã sợ quá bỏ chạy.

Bạn của Hứa Doãn là Hằng Phạm đến chơi, nói với bạn: “Họ Nguyễn gả con gái mặt mũi xấu xí cho bạn, tất có nguyên nhân, bạn hãy quan sát, xem xét cô ta”. Hứa Doãn nghe lời bạn, mới vào động phòng. Nhưng vừa thấy dung mạo của vợ lại muốn chạy ra ngoài.. Nguyễn Nữ ôm chặt lấy Hứa Doãn. Hứa Doàn vừa dẫy dụa vừa hỏi: “Đàn bà có tứ đức, nàng có được mấy điều? Nguyễn Nữ trả lời: “Thiếp chỉ không có dung mạo đẹp đẽ. Người đọc sách cũng có trăm nghề, chàng biết được mấy nghề?” Hứa Doãn trả lời: “Ta biết cả trăm!” Nguyễn Nữ nói: “Theo thiếp biết thì trăm nghề lấy đức làm thứ nhất, chàng chỉ ưa thích phụ nữ có nhan sắc không ưa thích phụ nữ đức hạnh, liệu có thể nói là mọi điều đều tốt cả không?” Hứa Doãn không biết nói lại ra sao, cảm thấy kiến thức của Nguyễn Nữ không vừa.

Cùng sống với nhau một thời gian, Hứa Doãn càng cảm nhân sâu xa phẩm hạnh tốt đẹp của Nguyễn Nữ. Từ đó, vợ chồng kính yêu lẫn nhau sống một cuộc sống rất mỹ mãn.

Theo toquoc.vn ('http://toquoc.vn/Sites/vi-vn/details/9/bien-dong-quanh-ta/93990/4-phu-nu-xau-nhat-trung-quoc-xua.aspx')
Về Đầu Trang Go down
https://the-sight.forumvi.com
 
Ngũ xú Trung Hoa
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa
» Thiên đường hàng nhái ở Trung Quốc
» "Gã khổng lồ" eBay đã bị hất cẳng ra khỏi thị trường Trung Quốc như thế nào?
» Những "truyền thuyết" li kỳ về tỷ phú giàu nhất Trung Đông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THE SIGHT :: Góc tư liệu-
Chuyển đến