THE SIGHT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

THE SIGHT

CHIA SẺ TẦM NHÌN
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Người vinh danh võ Việt trên đất khách

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 179
Join date : 29/02/2012

Người vinh danh võ Việt trên đất khách Empty
Bài gửiTiêu đề: Người vinh danh võ Việt trên đất khách   Người vinh danh võ Việt trên đất khách I_icon_minitimeThu Mar 15, 2012 4:26 pm

Từ một võ sinh phải bươn chải đủ nghề để kiếm sống, võ sư Trần Hoài Ngọc đã tạo dựng được một sự nghiệp vững chắc, góp phần vinh danh môn võ nổi tiếng của Việt Nam nơi đất khách.

Người vinh danh võ Việt trên đất khách Hinhthayngoc
Võ sư Trần Hoài Ngọc.

Ở thành phố Nice (Pháp), hỏi tới võ sư Trần Hoài Ngọc, rất nhiều người bản xứ biết và tỏ lòng kính trọng. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại Huế, võ sư Trần Hoài Ngọc có một ý chí vươn lên, khát vọng học hỏi không ngừng những tinh hoa võ học và y học. Từ một võ sinh phải bươn chải đủ nghề để kiếm sống, ông đã tạo dựng được một sự nghiệp vững chắc, góp phần vinh danh môn võ nổi tiếng của Việt Nam nơi đất khách.

Từ cậu bé nghèo trở thành chưởng môn

Sinh năm 1953 trong một gia đình nghèo, cha bị mù, từ nhỏ cuộc sống của cậu bé Ngọc rất thiếu thốn. Có lúc đói quá, gia đình phải dắt díu nhau đi ăn xin. Tuy nhiên, những khó khăn ấy không ngăn được mơ ước trở thành người giỏi võ để có thể bảo vệ mình và người thân. Lên 9 tuổi, Ngọc đã làm quen và gắn bó với võ. Đến 13 tuổi, cậu khăn gói vào Đà Nẵng tầm sư học thêm môn võ Taekwondo và võ Bình Định. Năm 16 tuổi, khi vào Sài Gòn để đưa người anh đi châm cứu tại chùa Việt Nam Quốc tự, Hoài Ngọc đã bén duyên với “Cửu Long võ đạo” tại võ đường của chùa. Cửu Long võ đạo có từ năm 1954 nhưng đến năm 1970 mới chính thức được công nhận như một môn phái võ học chính thống tại Việt Nam. Định hướng của môn phái là phát huy võ dân tộc đi đôi với việc truyền bá y học cổ truyền và văn hóa Việt Nam.

Tay trắng giữa đất Sài Gòn, ông mưu sinh bằng việc thuê xe rồi chạy xe ôm. Mỗi ngày ông làm việc từ 4 giờ sáng, sau đó về chùa học châm cứu. Thời gian đầu, để được học miễn phí, ông không quản ngại việc gì, từ quét dọn cho tới việc nhổ kim châm cứu cho bệnh nhân. Ngoài thời gian chăm sóc người anh bệnh tật, tối tối Ngọc vẫn đi học bổ túc văn hóa. Thương hoàn cảnh khó khăn của cậu học trò hiếu học, các sư thầy cho Hoài Ngọc tá túc tại chùa. Cũng năm đó, ông bắt đầu làm quen với Cửu Long võ đạo với tâm niệm người Việt phải giỏi võ Việt. Chỉ sau vài năm, nhờ vốn võ căn bản học từ nhỏ cộng thêm năng khiếu, Ngọc đã được làm huấn luyện viên và sau đó trở thành chưởng môn lúc mới 26 tuổi. Trong khoảng thời gian đó, ông vẫn ở tại võ đường, vẫn chạy xe ôm để trang trải cuộc sống hằng ngày và dạy võ miễn phí.

Vinh danh võ Việt trên đất Pháp

Năm 1979, ông sang Pháp định cư cùng gia đình bên vợ. Đó có thể nói là cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời và mở ra những bước ngoặt tiếp theo trên con đường sự nghiệp làm rạng danh võ Việt Nam tại Pháp của ông. Trên đất Pháp, ông có điều kiện tốt để ứng dụng những kiến thức y khoa tiên tiến vào Cửu Long võ đạo. 4 năm đầu tại vùng Nantes Atlantique (miền Tây nước Pháp), ông đã làm nhiều nghề để nuôi sống gia đình, từ khuân vác, quét rác đến làm mướn. Với cơ thể 47 kg, ông đã chống trả lại băng tuyết cùng những cơn giá rét nước Pháp chỉ bằng những bài võ căn bản. Cũng trong thời gian này, ông còn tìm đến các võ sư người Hoa học nội công, dưỡng sinh, đông y nhằm tăng cường sức khỏe và chữa bệnh cho gia đình.

Nhờ võ mà ông được người dân địa phương thương mến. Năm 1983, khi ông mở võ đường, người dân bản xứ đã hỗ trợ rất nhiều về cơ sở vật chất, đồng thời đưa con em của mình tới học. Năm 1992, Cửu Long võ đạo đã lan rộng toàn vùng Nantes với 6 võ đường, 647 võ sinh, 43 huấn luyện viên. Sau khi giao lại các võ đường tại vùng này cho các học trò quản lý, ông đưa gia đình xuôi về thành phố Cannes thuộc miền Nam nước Pháp. Tại đây, ông học thêm y học hiện đại, đồng thời mở 2 võ đường với 120 võ sinh, chủ yếu là người Pháp.

Năm 1995, ông cùng gia đình dọn về thành phố Nice sinh sống. Ông mở phòng mạch đông y trị bệnh và 2 võ đường dạy quyền cước, khí công và dưỡng sinh. Các cơ sở mới này đã thu hút hàng trăm võ sinh và hàng trăm bệnh nhân mỗi ngày. Ông cũng là giảng viên môn y học cổ truyền tại Đại học Sciences Humaines Sophia-Antipolis của Nice.

Năm 1990, trở về Việt Nam thăm quê hương lần đầu sau bao năm xa cách, ông Ngọc tranh thủ nghiên cứu thêm về châm cứu và đông y. Từ đó đến năm 1995, năm nào ông cũng về Việt Nam để học thêm. Cứ nghe có thầy nào hay là tìm tới học nghề.

Nhìn lại quãng đường đã đi qua, võ sư Ngọc tâm sự: “Khởi nghiệp từ một anh quét rác trên đất Pháp nhưng với sức mạnh và ý chí vươn lên của con nhà võ, sau hơn 30 năm tôi đã có một cơ nghiệp vững vàng. Tôi và gia đình đã trả hiếu cho Tổ quốc khi đem được y, võ và văn hóa Việt Nam truyền bá một cách hiệu quả nơi xứ người”.

Người vinh danh võ Việt trên đất khách Images343071_1
Chưởng môn Trần Hoài Ngọc (giữa) cùng vợ và các con tại võ đường Cửu Long võ đạo

Hiện nay, võ sư Ngọc vẫn sống cùng vợ và 4 người con tại Pháp. Vợ ông chính là cô thư ký của võ đường ngày trước. Bà được chồng dạy võ, sang Pháp bà cũng trở thành một huấn luyện viên giỏi. Không chỉ truyền cho vợ, ông còn chú ý tới việc dạy võ cho các con. Con trai lớn của ông là David Trần Lâm Phong (38 tuổi) y sĩ ngành xương khớp cũng có bằng võ sư và là huyền đai đệ tứ đẳng Karate. Hiện nay, anh là chưởng môn Cửu Long võ đạo. Con trai thứ hai của ông là Antonie Trần Tùng Lâm (35 tuổi), thạc sĩ, bác sĩ, trưởng khoa Nhi tại Bệnh viện Lenval, Pháp. Anh cũng từng nhiều lần vô địch võ Việt Nam tại Pháp. Con gái thứ ba của ông là Delphine Trần Lâm Tuyền (28 tuổi) đã tốt nghiệp Đại học Sciences Naturel. Hiện nay cô có phòng mạch tại Pháp. Cô cũng là huấn luyện viên môn khí công và thái cực quyền. Cô từng đạt giải thưởng với môn Thái Cực quyền trong nhiều năm liền và đang là thành viên của Tổng hội Wushu tại Pháp. Cô gái út, Héléne Trần Lâm Kiều (24 tuổi) đã đạt nhiều giải thưởng trong các lần tranh giải võ Việt Nam tại Pháp từ lúc còn nhỏ. Nhiều năm nay, cô vẫn giữ ngôi vô địch toàn nước Pháp về quyền, cước tay không và binh khí. Cô hiện là võ sư huyền đai đệ nhị đẳng Karate.

Người vinh danh võ Việt trên đất khách Images343069_2
Helen Trần trong một tiết mục biểu diễn trong Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định

Từ 9 năm nay, võ sư Ngọc còn sáng lập ra Trường Y học võ cổ truyền Việt Nam. Trường đã đào tạo hàng trăm chuyên viên châm cứu, trong số đó có cả bác sĩ Pháp. Trường cũng đào tạo cho hàng chục huấn luyện viên khí công dưỡng sinh cho Tổng hội Wushu. Năm 1995, ông đã hợp tác với Đại học Y dược TP.HCM đưa sinh viên một số trường đại học của Pháp sang Việt Nam trao đổi kinh nghiệm về y học cổ truyền. Tháng 3.2010, ông ký kết hợp tác với trường Đại học Hồng Bàng (TP.HCM) triển khai chương trình phổ biến bộ môn châm cứu, khí công cho sinh viên. Ông cũng đã tổ chức đưa sinh viên Pháp qua Việt Nam học thêm lĩnh vực này. Mong muốn lớn nhất của ông là trong thời gian tới được góp phần chia sẻ, tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp.

“Tôi muốn nhờ võ để người nước ngoài biết nhiều đến Việt Nam và coi trọng người Việt, dân tộc Việt hơn”, ông nói.

Theo biz.cafef.vn ('http://biz.cafef.vn/20120314082612895CA48/nguoi-vinh-danh-vo-viet-tren-dat-khach.chn') & baohoabinh.com.vn ('http://www.baohoabinh.com.vn/15/48343/Chuong_mon_Cuu_L111ng_vo_dao_tai_Phap_vo_su_Tran_Hoai_Ngoc_Day_vo_Viet_phai_ket_hop_voi_truyen_ba_van_hoa_Viet.htm')
Về Đầu Trang Go down
https://the-sight.forumvi.com
 
Người vinh danh võ Việt trên đất khách
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Lại một hành khách hút thuốc trên máy bay
» Những câu hỏi 'khó đỡ' dành cho 1080
» Villa “của để dành” của Hà Kiều Anh
» Hành khách bị đuổi khỏi máy bay vì hút thuốc
» Vén màn bí mật về người hiến thận cho HLV Riedl

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THE SIGHT :: Góc tư liệu-
Chuyển đến